Chuyến đi này mình "tha" cả ông nội, bà nội cùng vợ con theo mặc cái nắng giữa hè chói chang như thiêu như đốt. Mà điểm đến không phải một khu du lịch, không phải một rề sọt nào đó với những bãi cát mịn màng, với những nhà hàng sang trọng lịch sự.
Điểm đến là huyện đảo Lý Sơn, nơi có những bà con ngư dân đã, đang và sẽ mãi mãi như bao đời cha ông họ bám biển Hoàng sa, làm cột mốc sống đánh dấu chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Và cũng tại nơi này, mình đã thấy Lý Sơn không phải chỉ có tỏi, mà còn có cả những ngôi mộ gió, những chiếc xe lăn tự chế, có nước mắt, có cả những nỗi đau mất mát.
Trước chuyến đi này, mấy anh chị em hò nhau theo như lời chú Mai Thanh Hải là "làm hành khất" quyên góp được chút ít dành làm quà tặng cho một số bà con ngư dân huyện đảo Lý Sơn là nạn nhân khi "làm cột mốc sống" ngoài biển Hoàng Sa.
11 chiếc xe lăn, 56 phần quà trị giá mỗi phần 2 triệu, ba sổ tiết kiệm mỗi sổ 10 triệu cho 3 chị em cháu bé mất cả cha lẫn mẹ ở đảo Bé, 1000 đầu sách truyện, 600 cuốn vở là những gì "đoàn hành khất" bọn mình đã gom góp được. Tuy chẳng được là bao, tuy nhỏ nhoi nhưng đấy là những gì anh em bạn bè ở cả ba miền bắc trung nam của bọn mình gửi đến bà con với tinh thần lá lành đùm lá rách, là thể hiện tình cảm đối với chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Trong đó có 47 triệu của Fans gsd ủng hộ (Trần Gia và bạn Huỳnh Uyên Phương tp HCM góp 29,1 triệu qua việc bán đấu giá một con trong đàn working đen).
Đến Lý Sơn, mình đã thấy nơi đây không phải chỉ có tỏi, mà còn có những con người kiên cường bất khuất.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đoàn "hành khất" từ trái qua:
-Hàng ngồi: Vợ chồng chú Đàm Hà Phú, doanh nghiệp tại TPHCM-Vợ chồng chú Mai thanh Hải nhà báo-Bác Nguyễn Hồng Kiên, Tiến sỹ khảo cố học-Chú Quang Doanh nghiệp tại TPHCM
-Hàng đứng: Chú giảng viên đại học Duy Tân, Đà Nẵng-Cô Mai Hoa, báo Tuổi trẻ-Bác Nguyễn Thị Hậu, tiến sỹ khảo cổ học-Bác Dương, doanh nghiêp TPHCM-Sói biển Mai Phụng Lưu, cư dân đảo Lý Sơn, người nhiều lần bị "kẻ cướp" bắt giữ đòi tiền chuộc mới thả người thả tàu kể cả bị đánh đập giam cầm phá tàu cướp ngư cụ nhưng "có tàu mới lại vẫn đi Hoàng Sa"-Bốn người gia đình mình-Chú Vinh doanh nghiệp TPHCM-Bác Nguyễn Thế Thanh, nguyên Tổng biên tập bào Phụ nữ TPHCM-Cô Đỗ Thu Hà, báo Tuổi trẻ-Chú giảng viên đại học Duy Tân, Đà Nẵng
Số tiền 47 triệu được trao cho trưởng đoàn Mai Thanh Hải
Chuẩn bị ra cảng để lên tàu đi Lý Sơn, phía sau là đống xe lăn, sách vở, hàng hóa đoàn mang theo ra đảo.
Chuẩn bị lên tàu. Thành viên đoàn còn chú Mai Kỳ, phóng viên ảnh báo Sài Gòn Tiếp Thị (đứng thứ 2 phải qua)
Cách đất liền chừng 1 giờ tầu chạy (khoảng 25 km) đảo Lý Sơn phía xa xa.
Cảng An Vĩnh trên đảo.
Những ngôi mộ cát.
Quả bàng vuông (hay còn gọi quả phong ba)
Nghe tin có đoàn ra thăm bà con, cụ già này (áo xanh) tuy đi lại khó khăn cũng vẫn cố gắng ra UBND xã tham dự buổi gặp. Chẳng biết 2 cụ nói gì với nhau, một lúc thấy bà nội nhà mình dúi cái gì đó vào tay cụ, lát sau thấy cụ không có trong danh sách được nhận quà mình lại biếu cụ 5 trăm (tiền ông cụ)
Những người trong danh sách nhận quà (do UBND huyện và Hội nghề cá huyện cung cấp) tập trung tại hội trường UBND để gặp gỡ giao lưu với đoàn.
Bà nội được vinh dự đại diện cho đoàn trao quà tặng cho bà con.
Chụp ảnh Kỷ niệm.
Trao tặng xe lăn.
Ông nội có mấy nhời tâm sự với bà con
Dưới chân tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải
Nơi đây, trong chiếu vua ban ghi rõ "Bản quốc hải cương Hoàng Sa xứ tối thị hiểm yếu"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét